Đường hầm điêu khắc Đà Lạt

08-03-2017
Đến với thành phố ngàn hoa, người ta có thể nhìn thấy ở đây bất kể hình dáng đủ các kiểu kiến trúc khác nhau từ Việt sang Tây, từ cổ kính cho đến hiện đại,… Và bây giờ, Đà Lạt còn cho bạn như được quay trở lại thời kỳ “đồ đất” với công trình điêu khắc độc nhất vô nhị nằm giữa bạt ngàn thông xanh của Hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Đường hầm điêu khắc công trình mang nhiều dấu ấn của Đà Lạt.
Đường hầm điêu khắc Đà Lạt hẵn là cho ta cảm giác quay về thời đồ đất, vì công trình được làm nên bởi đất sét, Dù không cần qua công đoạn nung nóng, nhưng đường hầm điêu khắc vẫn rắn chắc và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết và thời gian. Đây là ý tưởng có một không hai của ông Trịnh Bá Dũng, ông là người con của xứ Thanh nhưng rồi duyên nợ đã dẫn bước ông đến với Đà Lạt – cái thành phố khiến cho ai đến rồi cũng phải “lỡ yêu”.
 
Đoạn đường mô tả Đà Lạt hình thành
Đường hầm điêu khắc còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm đất sét, đường hầm đất đỏ. Nó không chỉ độc nhất vô nhị về chất liệu mà còn là công trình đầu tiên trong nghành điêu khác tái hiện một cách sinh động nhất về lịch sử hình thành và phát triển của thành phố ngàn hoa với chiều dài khoảng 1,7km, rộng từ 2 đến 10m, sâu từ 1 đến 9m.
 
Những bước chân đầu tiên của bạn khi vào cổng của đường hầm sẽ nhìn thấy một vùng cao nguyên Lang Biang thủa hoang sơ với những cây cổ thủ um tùm, suối nước róc rách, và ấn tượng với  những chú khỉ với nhiều tư thế khác nhau, có nhiều du khách vui tính còn đặt tên cho những chú khỉ đó là khỉ không nghe khi thấy chú khỉ che hai tai, khỉ không thấy khi chú khỉ che hai mắt , khỉ suy nghĩ khi thấy khỉ ôm đầu…việc đơn giản là chúng ta chụp hình theo tư thế của những chú khỉ cũng khiến ta vui vẻ, và mang tâm trạng đó đi khám phá những điều thú vị đang chờ phía trước.
Đi thêm vài bước nữa là những mái nhà với vườn chuối, bí đỏ hiện ra rất quen thuộc, đó là biểu tượng của chế độ mẫu hệ người K’ho, Chu Ru bản địa.
 
Các công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố
Đi sâu vào bên trong đường hầm điêu khắc sẽ là một Đà Lạt thu nhỏ một cách chân thực và sống động đến từng chi tiết, từ giai đoạn bác sĩ Yersin khám phá ra với xe ngựa, phố phường với những tòa biệt thự cổ kính, sang trọng. Đó là những công trình kiến trúc tiêu biểu: Dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Nhà thờ Con Gà, Chùa Linh Sơn, Thiền viện Trúc Lâm, Ga Đà Lạt, sân bay Liên Khương …  Ngoài ra, đời sống tinh thần và vật chất của người dân Đà Lạt cũng được ông Dũng tạc vào đất, đó là những chiếc xe hơi, xe vespa cổ, nhà thờ, chùa chiền, khu phố đi bộ gắn liền với cuộc sống sinh nhai… Hình ảnh Đà Lạt được khác bởi đất sét tưởng chững thô cũng nhưng qua bàn tay của Ông lại trở nên mềm mại và sinh động đến lạ.
Điểm nổi bật nhất ở đây phải kể đến một công trình đã được Trung Tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận hai kỷ lục. thứ nhất là Ngôi nhà bằng đất đỏ bazan không ung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất; Thứ hai là Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất.
Ngôi nhà làm bằng đất sét không nung
Ngôi nhà có diện tích khoảng 90m2, có vị thế rất đắc địa “tựa lưng vào núi, hướng mặt ra hồ”, tạo nên một khung cảnh trữ tình thơ mộng. Ngôi nhà có chữ Việt Nam và trên mái có baen đồ Việt Nam có đầy đủ quần đảo Hoang Sa và Trường Sa khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước ta. Bên trong ngôi nhà được trang bị nội thất khá đầy đủ, từ bàn ghế, giường ngủ, ấm nước,… đều được là từ đất sét.
Một điều lưu ý với du khách khi đến tham quan đường hầm điêu khắc thì nên đi vào buổi sáng hoặc chiều tối, vì buổi trưa nếu trời nắng thì ở đây rất nóng. Và du khách nên chú ý an toàn với con đường quanh co dẫn vào khu đường hầm có nhiều khúc cua ngoặt.
Giá vé:
+ Ngườn lớn: 40.000đ
+ Trẻ em: 20.000đ
Chúc các bạn có một chuyến tham quan đường hầm điêu khắc Đà Lạt an toàn và vui vẻ !^^

GỌI ĐIỆN SMS CHỈ ĐƯỜNG